Description
Tính chất vật lý
Dạng hạt tinh thể màu trắng, không mùi, hút ẩm mạnh
Tính chất hóa học
Nguyên tắc quá trình keo tụ: Polymer Anion được sử dụng với nồng độ thấp (0,1-0,5%) nhằm phá vỡ độ bền vững của các hạt keo trong nước và làm chúng kết cụm lại với nhau bởi polymer. Các hạt keo bị phá vỡ sẽ kết dính với nhau thành các cục bông nhỏ. Sau đó thành cụm to hơn và lắng được, gọi là quá trình kết bông.
Khi cho Polymer Anion vào nước thải sẽ xảy ra các giai đoạn sau:
– Các hạt keo bị hấp phụ bởi polymer, không còn bền vững, gọi là quá trình keo tụ.
– Các hạt keo bị phá vỡ sẽ kết dính với nhau thành các cục bông nhỏ. Sau đó thành cụm to hơn và lắng được, gọi là quá trình kết bông.
Hóa chất Polymer Anion (Anionic Polyacrylamide) – Với ứng dụng của polymer, bùn sau xử lý đặc và ít hơn, có thể xử lý trực tiếp. Bên cạnh đó sử dụng polymer còn làm thay đổi rất ít độ pH và tăng rất ít độ muối. Từ đó, cho thấy tính chất đa dụng, tiện lợi của polymer trong xử lý nước thải.
Ứng dụng
Tuỳ vào lĩnh vực nước cần xử lý mà chúng ta sử dụng Polymer anion và Polymer cation cũng khác nhau:
– Nước mặt: Polymer tốt nhất là loại anion hay có rất ít cation, vì trong nước tồn tại nhiều ion dương như ion Fe, Mn…
– Nước thải công nghiệp: để xử lý người ta thường dùng polymer anion kết hợp với chất keo tụ vô cơ.
– Nước thải đô thị: Sử dụng polymer keo tụ vô cơ kết hợp với chất kết bông anion.
– Làm khô bùn sau xử lý: Bùn có đặc tính vô cơ cần chất kết bông anion, chất kết bông cation phù hợp xử lý bùn hữu cơ. Lượng polymer cần dùng khi xử lý nước rất nhỏ, chỉ cỡ phần nghìn. Nếu dùng quá nhiều polymer thì nước sẽ trở nên rất nhớt, gây cản trở cho các công đoạn xử lý tiếp theo. Ngoài ra, lượng dư polymer trong nước sẽ làm tăng COD. Do đó, khi áp dụng polymer nhất thiết phải thực hiện các thử nghiệm thực tế để lựa chọn liều lượng thích hợp.
Bảo quản
- Để nơi khô giáo, thoáng mát, đựng trong túi nilong tráng epoxy