Description
Tính chất vật lý :
Chủ yếu được dùng với mục đích chính như khử trùng. Nhằm tiêu diệt các vi sinh vật có trong nước. Tại nước Bỉ vào năm 1903, Hóa chất Clorin được thử nghiệm và kết quả thành công. Hóa chất Chlorine được đưa vào sử dụng lần đầu tiên năm 1908 .
Hóa chất Clorin còn được dùng như một chất oxy hóa mạnh để oxy hóa các chất khử trong nước. Ở nước ta, Hóa chất chlorine cũng được sử dụng phổ biến để xử lý nước trong nuôi thủy sản. Sử dụng hóa chất Chlorine hợp lý sẽ mang lại lợi ích cho người sử dụng. Nhưng nếu sử dụng thiếu hợp lý sẽ gây tác hại cho sức khỏe con người và môi trường xung quanh.
Tính chất hóa học:
Clorin hiện có trên thị trường là chlorine (Cl2), hypochlorite canxi [Ca(OCl)2] và hypochlorite natri (NaOCl). Chlorine có thể tan 7160mg/L trong nước 20oC. Ngoài ra nó phản ứng để tạo ra HOCl và HCl, HOCl tiếp tục ion hóa tạo ra ion OCl:
Cl2 + H2O = HOCl + HCl
HOCl = OCl- + H+
Ngoài ra Hypochlorite canxi và hypochlorite natri hòa tan trong nước cũng tạo ra OCl-. Sự hiện diện của các dạng chlorine phụ thuộc vào pH của nước. Dạng Cl2 không hiện diện khi pH lớn hơn 2, HOCl là dạng phổ biến nhất khi pH nằm trong khoảng 1-7,48. HOCl=OCl- khi pH = 7,48. Và OCl- thì cao hơn HOCl khi pH trên 7,48.
Để diệt vi sinh vật nước ngọt có thể dùng 1,5 mg/L của Cl (tương đương 6 mg/L của Ca(OCl)2 70%). Trong môi trường mặn lợ do độ pH thường khá cao nên khử trùng với nồng độ 5-7 mg/L của Cl (tương đương 20-30 mg/L của Ca(OCl)2 70%).
Tác dụng oxy hóa của Ca(ClO)2
Chlorine (Cl2, NaOCl, Ca(OCl)2) còn có tác dụng oxy hóa các ion khử vô cơ (Fe2+, Mn2+, NO2- và H2S) và hợp chất hữu cơ. Các phản ứng oxy hóa này thường chuyển hóa các chất độc thành các chất không độc. Cl2, HOCl, và OCl- cũng bị khử thành dạng Cl-, ít độc. Để oxy hóa 1mg/L H2S, Fe2+, Mn2+ và NO2- cần dùng lần lượt là 8,5 mg/L, 0,6 mg/L, 1,3 mg/L và 1,5 mg/L của Cl. Do đó, sự hiện diện của hợp chất hữu cơ và khử vô cơ trong nước làm tăng liều lượng chlorine khi khử trùng.
⚠ Cách xử lý khi bị ngộ độc Cloramin B
Như đã đề cập ở trên, sử dụng cloramin b quá liều lượng đặc biệt là khi tiếp xúc trực tiếp với nó sẽ gây ra những hậu quả khôn lường, gây ngộ độc. Khi ngộ độc Cloramin B thì sẽ có các biểu hiện: buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, nổi mẫn đỏ, khó thở, chảy nước mắt, bị kích ứng,.. Gặp trường hợp như vậy bạn cần bình tĩnh xử lý bằng cách:
• Ngộ độc khí Cloramin b thì người bệnh cần được đưa ra khỏi vùng không khí ô nhiễm và đưa đi cấp cứu kịp thời.
• Tiếp xúc trực tiếp với hóa chất trong lúc vệ sinh thì cần rửa sạch da nhiều lần bằng xà phòng và nước sạch.
• Nếu lỡ nuốt phải cloramin b thì nên uống ngay một ít nước ấm và dùng vài thìa than hoạt hoặc natribicarbonate để trung hòa, không nên cố gắng nôn ra.
• Khi bị dính hóa chất vào mắt thì cần rửa sạch dưới vòi nước lạnh và khẩn trương đến cơ sở y tế
Bảo quản
– Để trong thùng nhựa đậy kín nắp, đặt ở nơi khô ráo, thoáng khí, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hay nhiệt độ.